B2G – Business to Government là mô hình kinh doanh trong đó bên bán là doanh nghiệp và bên mua là các tổ chức chính phủ của các quốc gia. Cùng tìm hiểu về mô hình kinh doanh B2G là gì, sự khác biệt với các mô hình khác trong bài viết dưới đây.
I. B2G là gì?
B2G là gì? B2G còn được gọi là doanh nghiệp với Chính phủ – Một mô hình kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ cho Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ, liên bang, tiểu bang, địa phương.
Nếu mô hình kinh doanh B2B, B2C hay C2C đều nhắm đến các giá trị cho người dùng cuối, thì B2G lại mang đến các giải pháp cho Chính phủ trong đầu tư công nên mức độ phức tạp cao hơn, đòi hỏi doanh nghiệp am hiểu tường tận các chính sách của các quốc gia.
II. Đặc điểm mô hình B2G (Business to Government)
1. Thị trường Chính phủ các nước
Thị trường Chính phủ bao gồm cơ quan Chính phủ theo từng cấp bậc tỉnh, thành phố, huyện, xã tại Việt Nam. Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Chính phủ, sau khi thị trường cơ quan Chính phủ sử dụng sản phẩm/ dịch hoặc hợp tác triển khai dự án phải có nhiệm vụ thanh toán đầy đủ cho doanh nghiệp.
Một dự án bất động sản của Chính phủ nhà nước sẽ hợp tác với những doanh nghiệp lớn có đủ nguồn lực thi công, chịu trách nhiệm hoàn thành đúng dự định và thực hiện cam kết 2 bên. Ví dụ một tòa nhà chính quyền thành phố cần tu sửa và sơn lại, đây sẽ là cơ hội cho mọi doanh nghiệp lớn nhỏ đến chào giá, cung cấp giải pháp tối ưu nhất cho chính quyền.
2. Nghiên cứu mục tiêu B2G
Nếu doanh nghiệp của bạn muốn thực hiện các chiến dịch Marketing với đối tượng khách hàng mục tiêu là Chính phủ thì hãy bắt đầu nghiên cứu các thủ tục đấu thầu, khả năng đàm phán của tổ chức tiếp cận.
Thậm chí, một số cơ quan nhà nước, Chính phủ còn ban hành các hướng dẫn toàn diện để giúp doanh nghiệp tìm hiểu về nhu cầu, nghiên cứu mục tiêu. Minh chứng cụ thể về Chính phủ Hoa Kỳ đã công bố các tài liệu chỉ rõ các thủ tục mua sắm của các cơ quan Chính phủ khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu.
3. Yêu cầu trình độ chuyên môn
Ở những dự án nhỏ, thông thường doanh nghiệp phải nộp đơn để trở thành nhà thầu có đầy đủ khả năng đáp ứng. Sau khi được chấp thuận, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược đấu thầu chống lại đối thủ cạnh tranh, tranh giành quyền hợp tác.
Hướng đến mục đích chính tiếp thị thành công cho Chính phủ, doanh nghiệp sẽ gặp 2 trở ngại. Đầu tiên, doanh nghiệp phải chứng minh với người mua là Chính phủ khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu trong công việc. Thứ 2, doanh nghiệp phải chọn mức giá thầu không quá cao, có thể mang lại lợi nhuận thấp để cạnh tranh với các đối thủ khác.
4. Chiến lược khác biệt với đối thủ
Để thành công trong chiến lược này, bạn cần quan sát và tìm hiểu các doanh nghiệp nào đã thắng các dự án trước đó và phân tích kỹ càng cách họ đã thực hiện. Qua đó, bạn sẽ thấy rõ điểm yếu, chẳng hạn như thời hạn thi công chậm trễ, ngân sách triển khai quá cao, lợi nhuận thu về không như mong muốn,… Bằng cách này, bạn sẽ biết cách triển khai tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu về thời gian và ngân sách của khách hàng cũng như đảm bảo lợi nhuận tốt.
III. Các tình huống xảy ra với mô hình kinh doanh B2G
Doanh nghiệp và chính quyền tương tác với nhau nhờ sự hợp tác trong quan hệ kinh doanh, tuyển dụng nhân sự hoặc phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:
1. Sử dụng sản phẩm và dịch vụ
Hình thức dễ nhận thấy trong mối quan hệ kinh doanh là việc sử dụng ѕản phẩm / dịch ᴠụ từ một bên bởi một bên khác. Chính quуền thường chú ý đến lời đề nghị từ các công tу tư nhân. Minh chứng về chính quyền có nhu cầu lớn đối ᴠới các giải pháp công nghệ, để làm cho dữ liệu cá nhân được an toàn, họ sẽ chọn những công ty cung cấp giải pháp này và đưa ra những thỏa thuận hợp tác.
2. Xử lý trực tuyến
Với hình thức đơn giản hóa sự hợp tác, đặc biệt trong thời đại công nghệ số, ngày càng có nhiều cơ quan hành chính nhà nước cung cấp lựa chọn dịch vụ trực tuyến trên Website của họ. Nhờ vậy, bạn có thể tải xuống các mẫu tài liệu có sẵn hoặc sử dụng cho những trường hợp cần thiết. Đồng thời, dữ liệu này thường được cơ quan chính quyền gửi trực tiếp và yêu cầu xử lý khi có vấn đề cần giải quyết. Hình thức này áp dụng cho việc xử lý thanh toán, cập nhật thông tin kinh doanh được thực hiện trực tuyến một cách chính xác và tiết kiệm thời gian.
3. Tuyển dụng nhân viên mới
Doanh nghiệp bạn đang cần bổ sung nhiều vị trí nhân viên mới? Hãy thường xuyên làm việc với cơ quan hành chính nhà nước để tìm kiếm nhân sự thuận tiện hơn. Bạn có thể tìm hiểu cổng thông tin nhà nước có cho phép hình thức quảng cáo đăng tuyển nhân sự hay không? Một doanh nghiệp muốn tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng, bạn không nên bỏ qua hình thức quảng cáo hiệu quả việc làm tại Website nhà nước.
4. Vận động hành lang
Mục tiêu của vận động hành lang là thúc đẩy ảnh hưởng của các doanh nghiệp đối với các quyết định chính trị. Vận động hành lang cũng có thể là một phần của việc quản lý những vấn đề công, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội. Việc này được thực hiện bởi các hiệp hội doanh nghiệp hoặc các cơ quan công quyền thay mặt cho doanh nghiệp. Với trọng tâm đặt lên hàng đầu là lợi ích của doanh nghiệp, những lợi ích này sẽ được quy định trong khuôn khổ pháp luật. Các phương pháp được sử dụng thường xuyên là thông cáo báo chí hoặc chiến dịch quảng cáo.
5. Hợp tác công tư (PPP)
Hợp tác công tư là thỏa thuận giữa cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân. Trong quan hệ đối tác công tư, cả hai đối tác đều đóng góp các nguồn lực sẵn có, bao gồm nhân sự, vốn hoặc chuyên môn để hỗ trợ hoàn thành một dự án nào đó. Điều này có nghĩa là các giao dịch chỉ mang tính chất tài chính không được coi là PPP. Trong mối quan hệ hợp tác công tư, doanh nghiệp cần chịu trách nhiệm về dịch vụ cung cấp và cơ quan Chính phủ đảm bảo rằng các mục tiêu chung được đáp ứng. Mức độ hợp tác có thể khác nhau, nhưng nó luôn được quy định bởi các điều khoản trong hợp đồng dài hạn.
IV. Ví dụ về mô hình B2G tại Việt Nam
1. Xây dựng và cơ sở hạ tầng
Những doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa và xây dựng cơ sở hạ tầng thường có cơ hội đấu thầu, hợp tác với cơ quan nhà nước. Thông qua đó, cơ quan thực hiện tham vấn đến các nhà thầu về các dự án xây dựng, toà nhà văn phòng mới, xây dựng cầu đường, công viên.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước sẽ đưa ra các yêu cầu đề xuất, quá trình thực hiện và thi công đảm bảo theo thời gian quy định. Chủ doanh nghiệp đáp ứng mức giá thầu tiến hành ước tính chi phí và thời hạn. Thông thường, các doanh nghiệp có mức giá thầu thấp nhất sẽ được phê duyệt cho dự án.
2. Công nghệ thông tin
Hầu hết, các cơ quan nhà nước, chính quyền đều cần hệ thống xử lý dữ liệu cực lớn mỗi ngày. Chính vì điều này, họ yêu cầu phần mềm truy cập cũng như truy xuất dữ liệu khá phức tạp. Đây là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên về mảng công nghệ thông tin có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn, phát triển phần mềm cho cơ quan Chính phủ.
Chẳng hạn, doanh nghiệp phát triển cơ sở dữ liệu cho cơ quan thuế giúp tìm kiếm những mẫu thuế cần thiết cho hoạt động thu nhập đầu tư, khấu hao thiết bị, mua bán bất động sản đồng thời quản lý dễ dàng, nâng cao hiệu suất làm việc,…
Kinh nghiệm để áp dụng mô hình B2G hiệu quả
Để có thể áp dụng mô hình B2G hiệu quả và phù hợp với đa số doanh nghiệp hiện có trên thị trường đó là:
- Liên kết với các nhà đấu thầu lâu đời: Đa số các cơ quan chính phủ sẽ ưu tiên lựa chọn làm việc với các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong dự án chính phủ. Vì thế các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với các nhà thầu phụ. Mặc dù không được nhiều lợi nhuận lớn nhưng đây là bước đầu để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
- Quảng cáo sản phẩm và dịch vụ: Sử dụng các hình thức quảng cáo và tiếp thị để những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được cơ quan nhà nước biết đến.
- Đảm bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu về dự án: Khi có dự án mới, cơ quan sẽ nêu ra các kỹ năng và chuyên môn mà họ muốn và bạn phải đáp ứng được mọi yêu cầu đó
- Đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp của bạn phải nên đăng ký trên các nền tảng cần thiết để tạo sự uy tín và tăng độ tin tưởng của các cơ quan nhà nước.
Nguyên tắc tiếp cận