Các bước viết bài PR cho doanh nghiệp gây “ấn tượng” với độc giả

Viết bài PR gây "ấn tượng"

PR là gì? Các bước viết bài PR là gì? PR là một trong những phương thức truyền thông giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp một cách nhanh chóng giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp được bán chạy hơn và viết viết PR cho doanh nghiệp là một trong những yếu tố cốt lõi cho chiến dịch PR của doanh nghiệp. Vậy bài viết PR cần những yếu tố nào hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết nha.

Viết bài PR là gì?

PR là tên viết tắt của cụm từ Public Relations hay còn gọi là quan hệ công chúng. PR mang vai trò xây dựng hình ảnh cho sản phẩm và thương hiệu, những bài viết PR sẽ mang vai trò then chốt của một kế hoạch, một chiến lược. 

Một bài viết PR thường sẽ sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh sáng tạo và logic để thể hiện bức tranh toàn cảnh của sản phẩm hay hoạt động của doanh nghiệp và hơn hết khi thực chiến thì phải cần có sự sắc bén và khách quan.

Viết bài PR là gì?
Viết bài PR là gì?

Chuẩn bị viết bài PR

Chuẩn bị là bước không thể thiếu trước khi làm bất cứ chuyện gì,và nếu chuẩn bị tốt thì viết bài PR cho doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy thì để biết cần chuẩn bị những gì để viết bài PR cho doanh nghiệp thì hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây để biết rõ hơn nha. 

Xác định mục tiêu viết bài PR 

Đầu tiên, trước khi bắt tay vào viết bài PR hay là viết một bài quảng cáo thì phải biết mục đích của bài viết này hướng đến là để thúc đẩy bán hàng, tăng độ nhận diện của thương hiệu hay là để xử lý những tình huống khủng hoảng của doanh nghiệp vì mỗi mục đích khác nhau sẽ có cách viết khác nhau.

Chọn chủ đề thích hợp viết bài PR

Tiếp theo, khi đã xác định được mục tiêu viết bài PR thì chúng ta lại tiếp tục với công cuộc xác định chủ đề thích hợp cho bài viết. Bài viết này sẽ viết về một sự kiện lớn, một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới công ty,….hay có thể là nhằm mục đích thuyết phục khách hàng cho sản phẩm nào đó của doanh nghiệp. 

Nghiên cứu chủ đề 

Sau khi đã xác định được chủ đề thì ta sẽ phải nghiên cứu xem chủ đề đó có những đối thủ cạnh tranh của mình nằm trong top 5 kết quả tìm kiếm, nhằm mục đích xem đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp khi viết bài đó để học hỏi những điểm tốt, mắc những lỗi, sai lầm gì để ta tránh, và thông điệp mà bài PR đó muốn truyền đến những độc giả.

Xác định đối tượng mục tiêu

Đối tượng viết bài PR
Đối tượng viết bài PR

Mỗi bài viết sẽ có những đối tượng là người tiêu dùng và người mua hàng khác nhau, có nhiều trường hợp người tiêu dùng sẽ chính là người mua hàng. Tiếp theo bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin của đối tượng mục tiêu như: độ tuổi, sở thích, thói quen,…để bạn có thể xác định hướng đi đúng cho nội dung của bài viết.

Chọn thông điệp cốt lõi muốn truyền tải qua bài viết 

Cho dù là một bài viết theo chủ đề nào, bài viết đó có thực sự hay không thì đều có những thông điệp cốt lõi mà bạn phải chọn lựa thật cẩn thận, phù hợp với bài viết và những thông điệp đó nếu bạn truyền đạt truyền đạt được đến độc giả của bạn thì bạn sẽ thành công, còn không thì nhiệm vụ của bạn đã thất bại.

Tác động mong muốn của bạn lên độc giả 

Mong muốn mà bạn muốn tác động đến độc giả của mình thì trước hết bạn sẽ phải trả lời được câu hỏi “Khách hàng sẽ nhận thức được điều gì, mong muốn điều gì khi đọc xong bài PR?

Triển khai viết bài PR

Triển khai viết bài PR
Triển khai viết bài PR

Sau khi các bạn đã chuẩn bị thì bây giờ chúng ta sẽ tiếp đến phần triển khai viết bài PR. Nếu như bạn chuẩn bị tốt phần chuẩn bị thì phần triển khai sẽ nhẹ nhàng hơn rất là nhiều. Còn nếu như là phần chuẩn bị chưa được tốt nhưng phần triển khai tốt thì hiệu quả mà bài viết mang lại vẫn hiệu quả. 

Công thức PS viết bài PR

  • Problem (Vấn đề): Đưa ra vấn đề mà độc giả gặp phải, muốn nghe.
  • Agitate (Kích thích): Diễn giải vấn đề đó đang ảnh hưởng thế nào đến độc giả, nêu bật lên sự bất tiện và khó khăn của vấn đề đó. 
  • Solution (Giải pháp): Đề xuất, đưa ra giải pháp để độc giả có thể loại bỏ vấn đề đó một cách nhanh chóng và khéo léo lồng ghép những thông tin về sản phẩm, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. 

Công thức Strings viết bài PR

Công thức Strings vô cùng phổ biến, công thức này có lối viết liệt kê, tổng hợp giúp độc giả của mình nắm thông tin một cách tốt và nhanh nhất về nội dung mà bạn đang viết.

Công thức 3S viết bài PR

Công thức 3S là một trong những công thức được sử dụng nhiều vì công thức này mang lại hiệu quả rất cao. Công thức 3S bao gồm những yếu tố: 

STAR (Ngôi sao): Đầu tiên hãy đến từ ngôi sao, ở phần này bạn sẽ phải chọn nhân vật chính cho câu chuyện của mình, nhân vật đó có thể là khách hàng của hoặc là nhân vật trải nghiệm để độc giả cảm thấy gần gũi nhất. 

STORY (Câu chuyện): Tiếp theo sẽ là câu chuyện của chính nhân vật đó, phần kể chuyện này phải thật ấn tượng, gây chú ý cho đọc giả.

SOLUTION (Giải pháp): Cuối cùng là sẽ tiết lộ, diễn tả giải pháp mà nhân vật đó sử dụng để có thể vượt qua khó khăn đó.

Những lưu ý khi triển khai viết bài PR

Không những chỉ cần chuẩn bị và triển khai mà còn phải chú ý lưu ý những yếu tố sau khi viết bài PR:

  • Phải nắm rõ những điểm nối bật, chi tiết của sản phẩm, dịch vụ so với đối thủ để giúp bài viết đi đúng trọng tâm.
  • Khi chuẩn bị viết bài thì cần tìm hiểu đối tượng mà bài cần PR để có hướng đi đúng đắn hơn và khi viết phải nhắm đến tâm lý, truyền điệp cần đưa tới khách hàng phải đầy đủ ngắn gọn. 
  • Một bài viết PR cần chứa những thông tin mà khách hàng quan tâm vì vậy phải tìm hiểu thật kỹ càng về nhu cầu của khách hàng. 
  • Có sự hiểu biết về phương tiện truyền thông cũng là một lợi thế, khi biết phương tiện này hoạt động như thế nào thì bạn sẽ có một bài viết đúng yêu cầu của phương tiện này phù hợp hơn.

Xem thêm tông tin tại: https://lbtcreative.com/blog/

———————————————————————————————————————————-

LBT creative – Agency chuyên tư vấn thương hiệu, chiến lược marketing cho doanh nghiệp

Facebook: LBT Creative – Booking Quảng cáo, PR Báo Chí

Hotline: 0916166898

Email: lbtcreativehn@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *