Phân tích Fanpage của đối thủ là một trong những công việc không thể thiếu của marketer. Hiện nay cũng có rất nhiều công cụ giúp phân tích fanpage của đối thủ, Fanpage Karma là một trong những công công cụ giúp marketer phân tích fanpage hoàn toàn miễn phí. Hãy đọc bài viết dưới đây bạn sẽ hiểu hơn về công cụ này nha.
Khái niệm phân tích fanpage
Phân tích Fanpage là một trong những cách mà các marketer thường dùng để có thể hiểu rõ tâm lý và hành vi khách hàng bằng phương pháp theo dõi, phân tích và đánh giá các số liệu hiện có của trang Fanpage của chủ sở hữu.
Phân tích fanpage giúp marketer biết được điểm tốt, điểm cần cải thiện của fanpage, có nên duy trì, điều chỉnh, bổ sung, cải thiện nội dung, hình ảnh của fanpage hay không.
Bằng cách này doanh nghiệp có thể tương tác tốt hơn với khách hàng và triển khai những chiến lược marketing của mình hiệu quả hơn.
Lý do nên phân tích fanpage đối thủ?
Phân tích fanpage của chính mình thì sẽ giúp marketer biết được điểm tốt và điểm cần cải thiện của fanpage của mình nhưng việc phân tích fanpage của đối thủ lại giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường, sản phẩm, giá cả, dịch vụ CSKH,…
Sau khi phân tích thật kỹ về đối thủ của mình thì bạn sẽ biết được nên học hỏi họ những cái gì và biết học từng sai sót ở chỗ nào để mình không mắc phải lỗi đó giống họ. Khi đó bạn có thể biết là những chiến lược nào phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, nhu cầu khách hàng,…để việc kéo khách hàng sẽ dễ hơn một chút.
Công cụ Fanpage Karma là gì?
Karma Fanpage là công cụ giúp marketer theo dõi, phân tích nội dung, mức độ tương tác,…bên trong fanpage của chính bạn ở trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Instagram, Youtube, Pinterest,…
Hiện tại thì công cụ Fanpage Karma có 2 gói là miễn phí và trả phí. Chắc chắn rằng nếu sử dụng gói trả phí thì công cụ này sẽ cung cấp cho bạn nhiều dữ liệu chi tiết và đa dạng hơn.
Vì sao cần sử dụng công cụ Fanpage Karma
Karma Fanpage không chỉ giúp bạn phân tích fanpage của chính bạn ở trên các nền tảng khác nhau mà côn công cụ này cũng giúp các marketer phân tích, đưa ra bảng so sánh chỉ số tăng trưởng một cách trực quan nhất của fanpage đối thủ với fanpage của bạn điều này giúp ích rất lớn cho người làm nội dung trên social và các marketer.
Với công cụ này bạn có thể hưởng lợi từ việc thêm và phân tích càng nhiều hồ sơ bạn muốn mà không mất thêm bất cứ chi phí nào. Nó còn có đưa ra những biểu đồ và báo cáo chỉ số của fanpage của bạn và đối thủ gần như trong nháy mắt.
Hướng dẫn sử dụng Fanpage Karma
1. Analytics
Đầu tiên là bạn sẽ cần thiết lập một bảng điều khiển trong phần analytics, ở đây bạn có thể thêm một số hồ sơ mạng xã hội mà bạn đang quan tâm và nhập tên các cấu hình.Bảng điều khiển là một loại thư mục chứa thông tin chính xác của những hồ sơ mà bạn đang muốn phân tích.
Thêm hồ sơ của riêng bạn bằng cách nhấp vào đây:
Sau khi thiết lập bảng điều khiển và thêm hồ sơ thì bạn đã có thể theo dõi hiệu suất hồ sơ của riêng bạn và so sánh chúng với các đối thủ cạnh tranh.
Bạn có thể sắp xếp, điều chỉnh kích thước,..tối ưu hóa theo sở thích của mình.
2. Engage & Publish
Engage của Fanpage Karma cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả bằng cách tạo một mẫu để trả lời tin nhắn của những người quan tâm và bạn cũng có thể tạo thẻ và phân loại tin nhắn của những khách hàng, những người quan tâm.
Với Publish của công cụ Fanpage Karma thì sẽ giúp bạn lên lịch để đăng những bài post, nội dung của bạn lên fanpage
3. Discovery
Bạn cũng có thể tìm kiếm các chủ đề thịnh hành, người ảnh hưởng ở phần Discovery. Bạn có thể tìm hiểu bài viết nào đang phổ biến hiện nay, những người có ảnh hưởng bằng cách sử dụng bộ lọc để chọn thời gian, loại hồ sơ, truyền thông ở phương tiện nào và loại ngôn ngữ.
Các chỉ số trên công cụ Fanpage Karma cần nhớ
1. Mức độ tiếp cận của nội dung trên fanpage
Đầu tiên là chỉ số mức độ tiếp cận vì nếu như những nội dung hay, sáng tạo được truyền tải qua dạng hình ảnh, một video hấp dẫn,..mà bạn muốn truyền tải đến công chúng mục tiêu nếu không rõ nội dung đã tiếp cận được bao nhiêu người thì sẽ phí công vô ích.
Chỉ số này là chỉ số reach trong mỗi post bài viết được hiển thị ngày bên dưới bài viết của fanpage (bạn phải là admin của fanpage thì mới có thể thấy chỉ số này).
2. Độ hấp dẫn của nội dung
Mức tiếp cận của nội dung ở trên fanpage có thể sẽ cao nhưng độ hấp dẫn mới là thứ giữ chân được những độc giả nán lại đọc và quan tâm. Để biết được nội dung của mình có thực sự được mọi người đón nhận hay không đều được gói gọn trong một chỉ số là tỷ lệ tương tác (engagement rate- ER) qua công thức:
Tỷ lệ tương tác (ER) = Tổng tất cả users đã tương tác trên post / số reach của post x 100
Chỉ số ER càng lớn thì sức hấp dẫn của nội dung càng cao, và bạn sẽ biết được bao nhiêu % độc giả thực sự quan tâm tới những nội dung mà bạn đã post lên fanpage của mình
3. Mức độ viral của nội dung
Mục tiêu khi đưa một nội dung lên các kênh social media không chỉ có được sự quan tâm của công chúng, những nội dung này cần được tính đến khả năng lan truyền của nội dung đến nhiều công chúng mục tiêu hơn mà không tốn quá nhiều chi phí. Giống như độ hấp dẫn của nội dung mức độ viral của nội dung cũng được tóm gọn trong một công thức:
Virality = Tổng số người like, comment, share trên bài post / số reach của post x 100
Trong trường hợp bài được post dưới dạng câu hỏi, công thức sẽ là:
Virality = Tổng số người like, share, comment trả lời trong bài post / số reach của post x 10000
Cùng LBT Creative nghiên cứu công cụ Fanpage Karma để tìm hiểu rõ fanpage đối thủ các bạn nhé.