Chân dung khách hàng mục tiêu từ lâu đã luôn là điều mà một nhà Marketing hay kinh doanh tìm đến đầu tiên khi mà bắt đầu một dự án. Khi hiểu được chân dung khách hàng thì sẽ giúp doanh nghiệp “tối ưu hóa” được doanh thu. Vậy thì ngay bây giờ cùng chúng mình đi tìm hiểu về chân dung khách hàng và những điều cần biết khi xây dựng thương hiệu và làm Marketing nhé!
1. Customer Personal – Chân dung khách hàng là gì?
Customer Personal hay còn gọi là chân dung khách hàng được hiểu là một định nghĩa về toàn bộ hành vi, nhu cầu và các đặc điểm khác đặc trưng cho hầu hết khách hàng. Đây là những thông tin, chỉ số vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nó đại diện cho khách hàng. Hiểu được rõ chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra được kế hoạch marketing phù hợp, tiết kiệm được chi phí và đạt được lợi nhuận cao. Đây được coi là một chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng nhất tệp khách hàng tiềm năng của mình.
2. Chân dung khách hàng B2B được hiểu như thế nào?
Chân dung khách hàng B2B hay còn gọi là chân dung khách hàng doanh nghiệp được định nghĩa gần tương tự như chân dung khách hàng tuy nhiên nó có một vài điều khác biệt ví dụ như đối tượng khách hàng mục tiêu chính xác đó là doanh nghiệp là các cơ quan, công ty, tổ chức dựa trên phân tích các đặc điểm khác nhau. Và việc phân tích chân dung khách hàng B2B thường hướng tới những người có thể đưa ra quyết định mua hàng cho doanh nghiệp
3. Lý do cần phải phân tích chân dung khách hàng mục tiêu là gì?
Trên thực tế, nếu như làm marketing mà không hiểu khách hàng của mình là ai và nhu cầu của họ là gì, thì làm sao doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng những gì khách hàng cần? Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt là phải thực sự hiểu khách hàng của doanh nghiệp.
Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra được điểm nổi bật của sản phẩm của doanh nghiệp khác với những cửa hàng khác cung cấp cùng sản phẩm như thế nào. Chân dung khách hàng mà doanh nghiệp đã thực hiện càng nhiều thông tin thì phòng marketing càng dễ dàng tìm thấy cơ hội mở rộng cơ sở khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
3.1. Nâng cao hiệu quả chiến lược Marketing Online của doanh nghiệp
Một chiến dịch Marketing Online có thể đạt được hiệu quả tối đa thì phụ thuộc vào cách target mục tiêu. Vậy nên việc xác định đúng chân dung khách hàng mục tiêu sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thay vì việc “đốt tiền” vào những chiến dịch không rõ ràng, chung chung, quá rộng thì có cho mình một chân dung khách hàng mục tiêu sẽ tiết kiệm được chi phí Marketing Online và nâng cao hiệu quả của các chiến lược Marketing Online của doanh nghiệp.
3.2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Khi mà doanh nghiệp đã hiểu được khách hàng là ai, họ có mong muốn gì? Thì việc tăng tỷ lệ chuyển đổi rất dễ dàng, bởi khi đó sản phẩm của doanh nghiệp đã tìm được đúng “chủ nhân”, sản phẩm đã giải quyết được nhu cầu của họ. Vậy nên, một doanh nghiệp muốn có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào chân dung khách hàng.
3.3. Sản phẩm có đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu?
Một sản phẩm của doanh nghiệp được tạo ra với mục đích phù hợp đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tuy nhiên việc phân tích kỹ đối tượng khách hàng ngoài ra cũng sẽ giúp doanh nghiệp “tối ưu hóa” lại sản phẩm của mình, có thể tăng trải nghiệm của khách hàng trên sản phẩm của mình.
4. Yếu tố để phân tích chân dung khách hàng là gì?
4.1. Nhân khẩu học
Nhân khẩu học ở đâu có thể được là các thông tin về nhân khẩu như: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập như thế nào, hay tình trạng hôn nhân,… Đây chính là một số những yếu tố cơ bản để cấu thành nên vị trí của một người trong xã hội. Việc xác định được nhân khẩu học sẽ giúp doanh nghiệp đến gần hơn với tệp khách hàng mục tiêu của mình có sự “ chọn lọc” hơn.
4.2. Vị trí địa lý
Khách hàng của doanh nghiệp có thể ở khắp mọi nơi. Việc xác định được chính xác được đối tượng khách hàng của mình sống ở đâu, trong khu vực nào thì sẽ rất thuận lợi cho việc thu thập thông tin của khách hàng trong các chiến dịch Marketing Online, cũng như triển khai thêm các cửa hàng bán trực tiếp Offline.
4.3. Vấn đề của khách hàng
Khi tìm hiểu đối tượng mục tiêu là khách hàng, cần hiểu rõ những vấn đề họ đang gặp phải là gì? Nỗi đau của họ đối với những vấn đề là gì? Họ gặp khó khăn gì trong việc sử dụng sản phẩm. Từ đó cải thiện sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp để tăng trải nghiệm của khách hàng.
4.4. Thói quen tiêu dùng
Ngoài những vấn đề bên trên, thì doanh nghiệp không thể nào bỏ qua việc phân tích thói quen tiêu dùng của khách hàng. Ví dụ như, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp họ có thói quen mua hàng online hay offline, thích mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hay không, và nếu có thì họ thường tìm kiếm sản phẩm như thế nào,… để từ đó tối ưu hành trình mua hàng của khách hàng tăng tỷ lệ chuyển đổi.
4.5. Sở thích
Khám phá được sở thích thường xuyên của khách hàng mục tiêu và điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đang nắm được “thóp” của họ và từ đó có thể đưa ra các cách tiếp cận thu hút khách hàng cũng như có thể tối ưu nhất.
4.6. Bảng mô tả về thông tin chân dung khách hàng chi tiết
Yếu tố | Đặc điểm | Ý nghĩa |
Nhân khẩu học | Giới tính là gì?
Độ tuổi? Nghề nghiệp? Thu nhập bao nhiêu? Tình trạng hôn nhân? |
Định hình cơ bản được nhóm khách hàng của doanh nghiệp là ai? |
Vị trí địa lý | Ở khu vực nào? (Nông thôn hay thành thị)
Ở tỉnh thành phố nào? Vùng núi hay vùng biển? Có giáp biển không? |
Biết được nơi sinh sống hiện tại của tệp khách hàng |
Vấn đề của khách hàng | Gặp khó khăn gì?
Nỗi đau của họ là gì? Có Mong muốn sản phẩm cần được cải thiện không? |
Cải thiện sản phẩm/dịch vụ cũng như tối ưu được để phù hợp với khách hàng mục tiêu |
Thói quen tiêu dùng | Mua sắm vào thời điểm nào
Mua sắm online hay offline? Sử dụng thiết bị nào để online? Hãng mobile hay sử dụng là gì? Nếu offline thì hay mua ở những địa điểm nào? Thích những chương trình ưu đãi như thế nào |
Hiểu được tâm lý cũng như là hành vi mua sắm tiêu dùng của khách hàng mục tiêu |
Sở thích | Có thích mua hàng giảm giá không?
Có quan tâm tới chất lượng sản phẩm khi mua sắm không? Yêu thích ai, cái gì, quan tâm tới những vấn đề nào? |
Hiểu được các vấn đề, sở thích cá nhân của khách hàng mục tiêu |
5. 4 bước vẽ chân dung khách hàng mục tiêu chính xác nhất
Bước 1: Nghiên cứu và thu thập dữ liệu có sẵn
- Đối với những doanh nghiệp mới
Với những doanh nghiệp mới khởi nghiệp chưa có nhiều thông tin về người mua hay chính là đối tượng khách hàng mục tiêu thì có thể lấy các dữ liệu phân tích từ toàn ngành, hay các đối thủ cạnh tranh lâu năm hơn
- Đối với những doanh nghiệp đã được hình thành lâu năm
Với doanh nghiệp đã hoạt động lâu và có trong tay dữ liệu của người mua hay là khách hàng thì phân tích thật kỹ và xây dựng lại cho mình một tệp khách hàng mục tiêu chất lượng và tiềm năng từ đó tối ưu được các kế hoạch Marketing và tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Bước 2: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu theo trên mô hình 5W – 2H chuẩn nhất
Mô hình 5W – 2H được viết tắt của các từ Who, Why, When,Where, What, How và How many/ much
Nhóm câu hỏi | Câu hỏi |
Who | Giới tính là gì? |
Độ tuổi? | |
Trình độ học vấn? | |
Nghề nghiệp? | |
Mức thu nhập? | |
Tình trạng hôn nhân? | |
What | Sản phẩm/dịch vụ của chúng ta giải quyết được khó khăn hay vấn đề gì của khách hàng? |
Điều gì làm cho khách hàng còn do dự mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp? | |
Khó khăn mà khách hàng gặp phải thời gian đầu hay trong quá trình sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp không? | |
Ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng là gì? Điều gì khiến họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn? | |
Why | Lý do mà khách hàng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp |
Where | Khách hàng ở đâu? Ở khu vực nào? |
Họ ăn uống, mua sắm, giải trí ở đâu? | |
When | Khách hàng thường mua hàng vào thời gian nào? Vào dịp gì? |
Họ có nhu cầu mua lại sản phẩm hay không | |
Khi nào họ có nhu cầu mua sắm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp | |
How | Họ mua hàng theo hình thức nào? |
Hình thức thanh toán là gì? | |
Họ mua với số lượng như thế nào | |
How many/
much |
Họ thể chi trả bao nhiêu cho 1 sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp |
Họ có thể mua số lượng ntn trong vòng đời của họ |
Bước 3: Tóm tắt tổng quan chân dung khách hàng
Khi đã có những thông tin chi tiết về khách hàng mục tiêu thì có thể tóm gọn lại một trường thông tin về khách hàng bằng cách vẽ lại chân dung của họ với những thông tin quan trọng và cần thiết để từ đó bắt đầu triển khai các chiến dịch Marketing phù hợp
Bước 4: Thử nghiệm
Chân dung khách hàng doanh nghiệp đã có và tiếp theo đây là một bước mà hầu hết các doanh nghiệp nên làm đó chính là chạy thử chiến dịch với những chiến dịch Marketing được vạch ra sau đó đo lường nhằm chọn ra chiến dịch tối ưu và phù hợp nhất đối với doanh nghiệp
6. Sử dụng chân dung khách hàng như thế nào?
Khi đã có chân dung khách hàng rồi? Vậy câu hỏi rất lớn tiếp theo được đặt ra cho các doanh nghiệp đó chính là sử dụng nó như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Việc làm rõ chân dung khách hàng giúp doanh nghiệp không bị lệch hướng trong việc lên kế hoạch và các chiến dịch marketing, tiếp cận “đúng người đúng thời điểm”.
Doanh nghiệp cần phải luôn kiểm tra sự phù hợp và thống nhất giữa chân dung khách hàng với sản phẩm/dịch vụ và các hoạt động marketing để duy trì được mức độ hiệu quả truyền thông và giúp doanh nghiệp có được doanh thu tốt nhất
7. Đảm bảo tính thống nhất sau khi đã có chân dung khách hàng
7.1. Chiến lược Marketing (4P)
Để một doanh nghiệp thành công được hay không phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và việc đảm bảo tính thống nhất của chân dung khách hàng đối với chiến lược Marketing 4P cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó tạo ra một thể thống nhất và luôn được đánh giá về độ phù hợp với các chiến lược Marketing hay không và cần cải thiện điều gì để đạt được kết quả tốt nhất.
7.2. Kênh truyền thông (Website, Facebook, Sàn thương mại điện tử)
Kênh truyền thông luôn là nơi mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp xuất hiện rất nhiều với tần suất khá là lớn. Vậy nên việc kiểm tra sát sao lại càng cần được đảm bảo, nếu một số kênh truyền thông không phù hợp với đối tượng khách hàng hoặc hiệu suất thấp thì có thể bỏ để đảm bảo kết quả lớn của cả chiến dịch Marketing
7.3. Nội dung trên các nền tảng
Ngoài việc thống nhất đối tượng khách hàng thì doanh nghiệp cũng nên đồng bộ về các nội dung đăng tải trên các nền tảng từ đó tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Và bên cạnh đó những nội dung đó phải phù hợp với đối tượng doanh nghiệp hướng tới
Các công cụ nghiên cứu chân dung khách hàng
Có rất nhiều công cụ cũng như các cách để có thể sử dụng để nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Tùy vào mục đích cũng như là tư liệu mà doanh nghiệp có để lựa chọn công cụ nghiên cứu chân dung khách hàng
- Khảo sát qua bảng hỏi
- SMCC
- Buzzsumo
Và trên đây chính là những chia sẻ về chân dung khách hàng và những điều cần biết khi xây dựng thương hiệu và làm Marketing mà LBT creative muốn chia sẻ tới các doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho phòng Marketing, Thương hiệu và doanh nghiệp của Quý công ty!
Xem thêm tông tin tại: https://lbtcreative.com/blog/
———————————————————————————————————————————-
LBT creative – Agency chuyên tư vấn thương hiệu, chiến lược marketing cho doanh nghiệp
Facebook: LBT Creative – Booking Quảng cáo, PR Báo Chí
Hotline: 0916166898
Email: lbtcreativehn@gmail.com