Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh khi kinh doanh là một điều cực kỳ quan trọng và không thể nào bỏ qua khi mới thành lập doanh nghiệp. Vậy nên hãy cùng đi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là gì cùng những lưu ý khi xây dựng thương hiệu và làm marketing nhé.
1. Đối thủ cạnh tranh là gì là gì?
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Đối thủ cạnh tranh là những đối tượng hay doanh nghiệp có chung một phân khúc khách hàng, chung sản phẩm.
Hầu hết trên thị trường kinh doanh, dịch vụ hiện nay, bất cứ hình thức buôn bán nào đều có đối thủ cạnh tranh.
Khó có doanh nghiệp nào có thể chiếm được thị trường, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nào cũng sẽ có đối thủ cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, bạn chắc chắn phải sử dụng đầu óc và có các chiến lược marketing hợp lý.
2. Các loại đối thủ cạnh tranh
Các loại đối thủ cạnh tranh mà bạn cần biết
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ giống như bạn trong cùng khu vực địa lý, nhắm đến cùng một đối tượng mục tiêu và phục vụ cùng một nhu cầu của khách hàng.
Chính trong nước Việt Nam của chúng ta cũng có thể thấy có khá là nhiều cuộc đại chiến quảng cáo và cạnh tranh nhau với nhau về marketing như bột giặt Omo và Tide, Lix, Milo và Ovaltine,…
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là gì?
Khác hoàn toàn với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp sẽ cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ không giống với doanh nghiệp của bạn nhưng có thể đáp ứng cùng một nhu cầu của khách hàng hoặc giải quyết chung một vấn đề.
Chẳng hạn như, bánh mì là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của phở, bùn.
Hay một ví dụ khác, trên cùng một con đường, hai nhà hàng món ăn Việt chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau, nhưng nhà hàng món Âu – Á trên con phố ấy lại chính là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của họ.
3. Tại sao doanh nghiệp cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh?
Tại sao doanh nghiệp cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh
Như đã nói ở trên thì việc xác định và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Cụ thể thì có 3 lý do chính sau:
- Giúp doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường tốt hơn.
Chúng ta cần đặt trong trường hợp đối thủ cạnh tranh là người đi trước. Họ đã có những thành công và dấu ấn thương hiệu nhất định trên thị trường. Khi đó khi phân tích đối thủ sẽ giúp tăng thêm hiểu biết về thị trường. Từ đó, doanh nghiệp tăng khả năng xác định, đón đầu hoặc có thể tạo ra xu hướng. Đây có thể coi là lợi thế cạnh tranh tối ưu cho doanh nghiệp.
- Học hỏi từ đó rút kinh nghiệm từ mục tiêu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
Khi phân tích đối thủ cạnh tranh còn giúp doanh nghiệp biết được mục tiêu, các chiến lược marketing và cách làm của đối thủ cạnh tranh qua từng thời kỳ khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp rút ra bài học kinh nghiệm, bài học, học hỏi các phương pháp hay và tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra khi triển khai các chiến dịch.
- Xác định được những thách thức tiềm ẩn, tìm kiếm cơ hội quý báu của doanh nghiệp thông qua việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
Khi bạn phân tích đối thủ cạnh tranh, biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, doanh nghiệp bạn có thể dễ dàng xác định được cơ hội hay thách thức mà doanh nghiệp mình hiện đang có trên cùng phân khúc thị trường. Từ đó xây dựng được chiến lược marketing đối đầu sao cho phù hợp và hiệu quả, có được lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường.
4. Tiêu chí xác định đối thủ cạnh tranh là gì?
Vậy dựa có phải cứ chung sản phẩm thì được coi là đối thủ cạnh tranh hay không hay còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Sau đây là một vài yếu tố cơ bản để xác định xem đâu sẽ là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn.
- Khách hàng mục tiêu
- Sản phẩm
- Giá
- Thị trường mục tiêu
- Mục đích của doanh nghiệp
- Cơ sở hạ tầng
- Quy mô doanh nghiệp
5. Áp dụng phân tích đối thủ cạnh tranh như nào?
Khi doanh nghiệp đã xác định được cho mình đối thủ cạnh tranh thì bạn chỉ cần áp dụng nó vào trong các chiến lược marketing quảng bá sản phẩm của mình.
- Điều chỉnh giá hợp lý
- Điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ của mình sao cho phù hợp.
- Tạo những chương trình khuyến mãi sao cho phù hợp.
- Điều chỉnh các kênh bán hàng, các kênh truyền thông phù hợp.
- Tìm ra điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh phù hợp để áp dụng vào doanh nghiệp.
6. Các công cụ sử dụng để phân tích đối thủ cạnh tranh
Ngoài những tài liệu, những con số mà bất cứ ai cũng nhìn thấy được thì để phân tích sâu hơn về nội bộ bên trong thì bắt buộc chúng ta cần phải dùng đến các công cụ. Sau đây là top 4 công cụ miễn phí dùng để phân tích đối thủ cạnh tranh siêu hiệu quả.
Công cụ đo lường đánh giá website
- SimilarWeb – công cụ phân tích toàn diện website của đối thủ
- Công cụ Ahref
- Công cụ Semrush
Công cụ nghiên cứu tổng quan khác:
- Google Alert
- Keyword finder
Công cụ phân tích fanpage: Facebook Karma, Facebook Library
Công cụ phân tích Sàn thương mại điện tử Shopee: BeeCost
Trên đây là những thông tin hữu ích về đối thủ cạnh tranh và những điều cần biết khi xây dựng thương hiệu và làm marketing. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại nhiều hữu ích về marketing cho bạn. Xem thêm những bài viết dưới đây để có thêm nhiều hiểu biết kiến thức về marketing nhé.
LBT creative – Agency chuyên tư vấn thương hiệu, chiến lược marketing cho doanh nghiệp
Hotline: 0916166898
Email: lbtcreativehn@gmail.com