Influencer Marketing là gì? Quy trình thực hiện và đo lường hiệu quả

Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, con người tiếp xúc với và cập với mạng internet ngày càng tăng, những người có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội ngày càng gia tăng một cách chóng mặt. Do đó Influencer Marketing đã hình thành và ngày càng phát triển và có tầm ảnh hưởng trên các nền tảng Social

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là hình thức tiếp thị marketing trong đó các doanh nghiệp hợp tác với những người có ảnh hưởng (influencer) trên mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đến khách hàng tiềm năng. Các influencer thường là những người có một lượng người theo dõi đông đảo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, Twitter hoặc TikTok.

Những influencer này thường được xem là những nhân vật đáng tin cậy trong ngành của họ và có sức ảnh hưởng lớn đến những người theo dõi của họ. Do đó, việc hợp tác với các influencer để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ có thể giúp tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty. Influencer Marketing thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như thời trang, làm đẹp, du lịch, thực phẩm và nhiều lĩnh vực khác.

Phân loại Influencer phổ biến tại Việt Nam

Người nổi tiếng (Celebrities)

Người nổi tiếng (celebrities) là những người đã đạt được địa vị, danh tiếng hoặc thành tựu nổi bật trong một lĩnh vực nào đó. Điều này có thể là do hoạt động nghệ thuật, thể thao, kinh doanh, chính trị, giáo dục, v.v.

Chuyên gia trong ngành và lãnh đạo(Industry experts and thought leaders)

Industry experts và thought leaders là những cá nhân có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực nào đó, và đã đạt được địa vị, uy tín và tầm nhìn vượt trội trong lĩnh vực đó. Họ thường có khả năng đưa ra các ý tưởng mới và đóng góp ý kiến ​​quan trọng đến ngành của mình.

Blogger và người sáng tạo nội dung 

Blogger và người sáng tạo nội dung là những người xây dựng và chia sẻ nội dung trên các nền tảng trực tuyến như blog, mạng xã hội, kênh Youtube hoặc các trang web khác. Họ có khả năng đưa ra ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình về một lĩnh vực cụ thể và thu hút được lượng lớn người đọc, người xem hoặc người theo dõi.

Người ảnh hưởng nhỏ (Micro Influencers)

Người ảnh hưởng nhỏ (Micro Influencers) là những cá nhân có sức ảnh hưởng nhỏ hơn so với các Influencers nổi tiếng. Tuy nhiên, họ có thể có một lượng người theo dõi trung thành và sự tương tác tốt trên các mạng xã hội như Instagram, TikTok, hoặc các nền tảng khác.

Các bước tạo chiến dịch Influencer Marketing

Bước 1: Thiết lập mục tiêu chiến dịch

Bước đầu tiên là và quan trọng nhất của chiến dịch là việc doanh nghiệp phải thiết lập mục tiêu. Khi doanh nghiệp xác định mục tiêu hướng tới thì sẽ vạch ra những kế hoạch, những mốc cần phải đạt được trong mục tiêu một cách chi tiết đúng với định hướng bán đầu mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu mà bạn muốn nhắm tới 

Một chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả nếu doanh nghiệp xác định đối tượng mục tiêu mà muốn truyền thông. Và mục tiêu cuối cùng của Influencer Marketing không phải là tiếp cận càng nhiều đối tượng mục tiêu càng tốt mà là các đối tượng sẽ quan tâm đến thương hiệu và có ý định sử dụng sản phẩm của họ hay không.

Bước 3: Xây dựng thông điệp muốn truyền tải

Doanh nghiệp cần phải xây dựng thông điệp truyền thông xuyên suốt quá trình cho chiến dịch. Tất cả những thông điệp phải thống nhất, phù hợp với đối tượng, mục tiêu ban đầu của chiến dịch. Việc xây dựng mục tiêu truyền thông là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn  Influencer phù hợp cho chiến dịch

Bước 4: Đề ra ngân sách cho chiến dịch

Khi doanh nghiệp đề ra ngân sách cho chiến dịch, họ có thể dự trù trước được những khoản chi trong chiến dịch. Và đây cũng là yếu tố quyết định đến việc doanh nghiệp lựa chọn Influencer phù hợp cho chiến dịch

Bước 5 Lựa chọn Influencer phù hợp cho chiến dịch

Tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp đã đề ra, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn Influencer phù hợp cho chiến dịch. Ngoài ra bạn cần xem xét lĩnh vực hoạt động của influencer để đảm bảo rằng họ có liên quan đến thương hiệu của bạn. Thương hiệu cá nhân của influencer: Bạn cần xem xét thương hiệu cá nhân của influencer để đảm bảo rằng họ phù hợp với giá trị và văn hóa của thương hiệu của bạn. Sau khi đã chọn được những influencer phù hợp, bạn cần liên hệ với họ và thảo luận về chi tiết của chiến dịch. Trong quá trình này, bạn nên trao đổi về các yêu cầu cụ thể, mức độ tham gia, thời gian thực hiện, chi phí và các yếu tố khác.

Một số tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer

Để có thể theo dõi, đo lường và phân tích hiệu quả của chiến dịch Influencer Marketing thì doanh nghiệp cần phải quan tâm các chỉ số quan trọng sau đây:

Tương tác (Engagement): Chỉ số tương tác bao gồm số lượt like, comment, share hoặc lượt tương tác khác của khán giả với bài đăng của influencer. Đây là chỉ số quan trọng nhất để đo lường mức độ tác động của influencer đến khán giả.

Lượng tiếp cận (Reach): Chỉ số lượng người nhìn thấy bài đăng của influencer. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá tầm ảnh hưởng của influencer.

Số lượt click vào liên kết (Click-through rate): Đây là chỉ số số lượt click vào liên kết được đưa ra bởi influencer. Nó cho biết khán giả có quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hay không.

Doanh thu hoặc lợi nhuận: Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả của chiến dịch Influencer Marketing bằng cách đo lường số tiền doanh thu hoặc lợi nhuận được tạo ra từ chiến dịch.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *